Phục Hồi Thị Trường Sau Covid-19 Tại Việt Nam

Nhờ kiên định chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” cùng với các giải pháp phù hợp và quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành trong triển khai chương trình phục hồi phát triển kinh tế – xã hội theo tinh thần của nghị quyết chính phủ đã đặt ra được nhân dân ủng hộ và tiến hành theo kế hoạch đặt ra, bức tranh thị trường lao động Việt Nam đã có nhiều khởi sắc.

Trên thực tế, hiện tượng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngay cả khi dịch đã được khống chế và kinh tế có dấu hiệu phục hồi, không phải là vấn đề của riêng Hoa Kỳ.

Theo khảo sát, nhiều quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Canada, Chile, Australia, New Zealand, Anh, Hungary, Nhật Bản, Trung Quốc…, cũng đang đối mặt với vấn đề này, mà lý do cơ bản không ngoài việc đứt gãy cung – cầu lao động, sự dịch chuyển lao động, chuyển đổi cơ cấu và nhu cầu việc làm, người lao động bị buộc phải rời khỏi thị trường lao động do ảnh hưởng của dịch.

PHỤC HỒI THỊ TRƯỜNG SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

Bộ và nhà nước đang phấn đấu trong năm 2022 để ra sức giải quyết việc làm cho 12.000 lao động, trong đó có 200 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 3%. Các công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cũng được hết sức chú trọng và rèn luyện kĩ năng, nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong năm mới, các tỉnh dự kiến tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, sơ cấp cho khoảng 11.570 lao động nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52,5%. Hãy cùng Kết Nối Thương Hiệu Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về sự phục hồi thị trường sau covid-19 Tại Việt Nam.

Tình Hình Lao Động Của Người Việt Nam Trong Mùa Dịch

Năm 2020, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong kiểm soát dịch Covid-19, với sự rà soát và trách nhiệm của các chiễn sĩ nên tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Mặc dù vậy, thị trường lao động đang chịu ảnh hưởng về nền kinh tế là khá nghiêm trọng thì Nhà nước ta vẫn cố gắng để phục hồi thị trường sau covid-19 một cách nhanh nhất có thể.

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm, cả nước có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Trong đó, 69,2% bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên và khoảng 14% cơ sở buộc phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của Việt Nam tính trong cả năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần trăm so với năm 2019 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chính sách hỗ trợ người lao động được đánh giá là kịp thời và chưa có tiền lệ. Ngay trong tháng 4 năm 2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã được ban hành.

Sang tới năm 2021, nhất là từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát vào cuối tháng 4/2021, thị trường lao động lại rơi vào trạng thái biến động khó lường. Chỉ tính riêng quý II/2021, cả nước có 557 nghìn lao động bị mất việc; 4,1 triệu người phải tạm dừng sản xuất kinh doanh; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên; và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Chính phủ một lần nữa ban hành thêm các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch qua Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới thị trường lao động – việc làm vẫn thể đo đếm được.

Tác Động Của Dịch Covid-19 Đến Tình Hình Lao Động

Nỗ lực triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đã có hiệu quả rõ rệt đối với thị trường lao động Việt Nam. Lực lượng lao động tăng nhanh. Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 giảm mạnh.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý II/2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 0,4 triệu người so với quý trước và tăng gần 0,6 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng (lần lượt tăng 0,3 triệu người và 0,1 triệu người), lực lượng lao động nữ tăng nhiều hơn so với lực lượng lao động nam (0,3 triệu lao động của nữ so với gần 0,2 triệu lao động của nam). So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,6 triệu người) và giảm nhẹ ở nông thôn (0,06 triệu người).

Trong quý II/2022, cả nước chỉ còn hơn 8,0 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, giảm hơn một nửa so với quý trước (tương ứng giảm 8,9 triệu người) và giảm 4,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số hơn 8,0 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 0,4 triệu người bị mất việc, chiếm 5,3%; 0,5 triệu người không tìm được việc làm, chiếm 5,7%; 2,2 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 27,6%, 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 29,5% và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 81,7%.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhiều hơn so với các vùng khác với tỷ lệ 13,9%, cao hơn đáng kể so với con số này ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tương ứng là 10,8% và 8,1%. Có 14,3% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó tỷ lệ ở nông thôn là 10,4%.

Số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động trong quý II/2022 đạt gần 45,0 triệu người, tăng 856,0 nghìn người (tương ứng tăng 1,9%) so với quý trước và tăng 1,0 triệu người (tương ứng tăng 2,3%) so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng lao động có việc làm trong độ tuổi tăng cao hơn so với tốc độ tăng chung của lao động từ 15 tuổi trở lên, điều này cho thấy sự phục hồi lại thị trường sau đại dịch covid-19 là những dấu hiệu rất tích cực của thị trường lao động.

So với quý trước, số lao động trong độ tuổi có việc làm tăng ở hầu hết các vùng kinh tế-xã hội. Trong đó, tăng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (tăng 379,4 nghìn người, tương ứng tăng 7,5%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (tăng 222,9 nghìn người, tương ứng tăng 2,3%), Đông Nam Bộ (tăng 155,1 nghìn người, tương ứng tăng 1,6%).

Thị trường lao động việc làm đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của quý trước. Phương thức tiếp cận ngăn chặn đại dịch linh hoạt, chính sách mở cửa hoàn toàn du lịch cùng các chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 là yếu tố chính làm tươi sáng hơn bức tranh thị trường lao động việc làm của Việt Nam trong quý II/2022.

Chính sách mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/03/2022 là cú hích quan trọng giúp lao động trong khu vực dịch vụ dần lấy lại được trạng thái ban đầu khi chưa xuất hiện đại dịch, tạo cơ sở cho đà tăng trưởng và phát triển.

Một số ngành thuộc khu vực Dịch vụ tăng cao như: ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (tăng 201,3 nghìn người so với quý trước và tăng 341,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước);  Hoạt động dịch vụ khác tăng 94,8 nghìn người so với quý trước và tăng 47,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 91,4 nghìn người so với quý trước và tăng 24,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Kết Luận

Nhờ những kiến nghị, quyết định do nhà nước và các viên chức đề ra đã giúp cho nhân dân phục hồi thị trường sau covid-19 để người dân dần trở nên ấm no, đầy đủ hơn. Nhiều quốc gia trên thế giới, thị trường lao động Việt Nam cũng đang tồn tại những vấn đề tiềm ẩn mang tính dài hạn ở cả phía cung lẫn phía cầu lao động, và dịch Covid-19 là cú sốc để những hạn chế đó bộc lộ sớm hơn.

Chúng tôi hi vọng sẽ chuẩn bị cho sự phục hồi và phát triển kinh tế, những nguy cơ tiềm ẩn của thị trường lao động cần được theo dõi, đánh giá và có phương án xử lý ngay từ bây giờ, giảm thiểu cú sốc thiếu hụt lao động khi nền kinh tế mở cửa trở lại, bảo đảm cơ sở vững chắc để nhanh chóng đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất ngay khi dịch được khống chế.