Du Lịch Việt Nam Sau Đại Dịch Covid-19

Kể từ ngày 15/3, Việt Nam đã chính thức mở cửa du lịch ở cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không, tại tất cả các cửa khẩu. Cùng với đó, các bộ, ban ngành, từ Trung ương đến địa phương, đã tổng lực triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Gần 2 tháng kể từ khi mở cửa biên giới hoàn toàn trở lại, du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19 như được thổi một luồng sinh khí mới sôi động, cuốn hút và thu hút rất nhiều khách du lịch ở rất nhiều nơi. Đồng thời các hãng hàng không cũng hoạt động trở nên mạnh mẽ hơn so với những năm trước để chào đón những khách du lịch từ các nước khác.

DU LỊCH VIỆT NAM SAU DỊCH COVID-19

Hãy cùng Kết Nối Thương Hiệu Việt Nam tìm hiểu rõ hơn về những định hướng, giải pháp phục hồi-phát triển du lịch nhé!

Tạo Điều Kiện Cho Ngành Du Lịch Việt Nam Sau Covid 19

Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, mô hình mở cửa phục hồi của nhiều quốc gia, Việt Nam đã từng bước đón “sóng” phục hồi kinh tế, trong đó lấy việc mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả là một bước then chốt.

Cơ sở thuận lợi trước hết để mở cửa du lịch chính là chiến dịch tiêm chủng toàn quốc được triển khai mạnh mẽ, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng Covid-19 ở mức cao. Trước nguy cơ xuất hiện những biến chủng mới, vấn đề chênh lệch về độ bao phủ vaccine giữa một số địa phương, các độ tuổi khác nhau…, các bộ, ngành liên quan đã có phương án, kế hoạch áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Kể từ khi mở cửa trở lại, việc đảm bảo tuân thủ thống nhất các quy định phòng chống dịch luôn được các địa phương, doanh nghiệp du lịch coi là nội dung ưu tiên hàng đầu trong hoạt động du lịch.

 

Tạo Điều Kiện Cho Ngành Du Lịch Việt Nam Sau Covid 19

Về kết nối giữa hàng không và du lịch, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế từ ngày 15/2. Đây được coi là tiền đề quan trọng để ngành hàng không Việt Nam tiến dần tới bình thường hoá hoàn toàn các hoạt động, không bị chậm chân trong cuộc cạnh tranh với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới có đường bay đi/đến Việt Nam.

Đặc biệt, từ ngày 15/4, việc cấp hộ chiếu vaccine ở Việt Nam được triển khai trên toàn quốc. Các cá nhân có đủ thông tin tiêm chủng, đủ mũi tiêm, sẽ được cấp hộ chiếu vaccine.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã nỗ lực, khẩn trương tiến hành đàm phán, công nhận lẫn nhau đối với hộ chiếu vaccine.

Việc triển khai hộ chiếu vaccine và thúc đẩy phía nước ngoài công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam là điều kiện thuận lợi, “mở toang” cánh cửa đi lại kết nối giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc triển khai chính sách phục hồi kinh tế – xã hội, mở cửa du lịch của đất nước sau đại dịch.

Giải Pháp Phục Hồi Ngành Du Lịch Việt Nam

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động mạnh đến hoạt động của ngành du lịch Việt Nam, Bộ Chính trị đã chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiều giải pháp ứng phó. Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị quyết triển khai các chính sách hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, trong đó có những nội dung trực tiếp với lĩnh vực du lịch.

Lao động du lịch đặc thù ngành du lịch là hướng dẫn viên du lịch được hưởng mức hỗ trợ là 3.710.000 đồng/người và đến cuối năm 2021, tổng mức hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch đã được giải quyết hỗ trợ là trên 58,5 tỷ đồng cho gần 16.000 hướng dẫn viên).

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, xu hướng, yêu cầu của khách du lịch cũng có những thay đổi, ngành du lịch đã nhận thấy và đang nỗ lực đáp ứng, đó là: lựa chọn điểm đến du lịch an toàn, thân thiện; du lịch được bảo đảm về chăm sóc sức khỏe cũng như bảo hiểm.

Khách du lịch có xu hướng cần được biết thông tin chi tiết về hệ thống chăm sóc sức khỏe của điểm đến và các gói bảo hiểm du lịch; du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang du lịch nội địa; sử dụng sản phẩm du lịch trọn gói, các gói (combo) thiết kế sẵn dành cho các nhóm nhỏ hoặc du lịch gia đình; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ hơn trước chuyến đi; du lịch được linh hoạt trong sử dụng dịch vụ…

Giải Pháp Phục Hồi Ngành Du Lịch

Chính vì vậy, ngành du lịch đã định hướng các doanh nghiệp, đơn vị làm du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch cần chuyển hướng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách du lịch, chăm sóc khách du lịch tốt hơn, đặc biệt ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào công tác quản trị, công tác giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh để đáp ứng nhu cầu và thu hút sự chú ý của du khách.

Vừa tập trung phát triển kinh tế – xã hội, ngành du lịch kịp thời có giải pháp, chuyển từ trạng thái “không COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, cụ thể:

Bảo đảm an toàn trong hoạt động du lịch

Ngành du lịch Việt Nam sau covid 19 ưu tiên hàng đầu trong bảo đảm các điều kiện an toàn điểm đến du lịch, an toàn cho khách du lịch. Giới thiệu rộng rãi và khuyến khích khách du lịch sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” để tra cứu thông tin du lịch an toàn, khai báo y tế, đánh giá điểm đến.

Theo đó, Tổng cục Du lịch đã tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Hướng dẫn tạm thời “Về việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” để triển khai đến các địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch xây dựng Hệ thống đăng ký và đánh giá an toàn COVID-19 áp dụng đối với khu điểm du lịch.

Tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc

Về chương trình phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và triển khai đồng loạt trên cả nước với chủ đề “Du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn” với 2 mục tiêu cơ bản là: phục hồi du lịch theo lộ trình từ thị trường nội tỉnh, nội vùng đến nội địa góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng của người dân; giới thiệu quảng bá điểm đến, sản phẩm, trải nghiệm du lịch đa dạng, hấp dẫn, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, khôi phục niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn.

Chương trình tập trung vào 2 hoạt động trọng tâm gồm: Hướng dẫn đón và phục vụ khách du lịch an toàn (đối với các sở du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch) và tổ chức truyền thông, quảng bá, xúc tiến mở lại du lịch nội địa.

Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động kết nối các điểm đến, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp và hàng không xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch. Các địa phương tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, như miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các điểm đến do địa phương quản lý.

Thí điểm từng bước mở cửa thị trường quốc tế

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Về việc hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam”, Tổng cục Du lịch tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Hướng về “Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam”.

Lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh thông qua các chuyến bay thuê chuyến theo các chương trình du lịch trọn gói tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn.

Năm 2021, ngành du lịch đón được khoảng 3.500 khách du lịch, sang tháng 1-2022, tiếp tục đón khách du lịch quốc tế đến từ thị trường Hàn Quốc, Nga, U-dơ-bê-ki-xtan, Ca-dắc-xtan, Thái Lan và Ấn Độ.

Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch

Triển khai chiến dịch truyền thông tái khởi động du lịch nội địa “Du lịch an toàn, hấp dẫn”. Phối hợp tổ chức các sự kiện phát động, kích cầu thị trường, hội chợ du lịch, hội thảo giới thiệu điểm đến, kết nối doanh nghiệp kết hợp linh hoạt giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến, các chương trình khảo sát điểm đến, sản phẩm.

Triển khai truyền thông hướng đến khách quốc tế với chiến dịch xúc tiến, quảng bá “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn tại Việt Nam) trên các kênh truyền thông trực tuyến của Tổng cục Du lịch, như  trang web vietnam.travel, các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Pinterest…

Phục Hồi Ngành Du Lịch Việt Nam

Đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường

Lập quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam sau dịch covid 19 là sự phát triển các sản phẩm du lịch mới, làm mới các sản phẩm du lịch hiện có phù hợp với nhu cầu đã thay đổi do tác động của dịch bệnh COVID-19; phát triển các loại hình, hoạt động kinh tế ban đêm, góp phần tăng chi tiêu, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Các địa phương xác định đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch theo chủ đề, trên cơ sở thế mạnh, tiềm năng sẵn có, mang tính khác biệt, tạo thành mạng lưới các sản phẩm đa dạng, bổ trợ cho nhau.

Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch

Xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch số giai đoạn 2021 – 2025. Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa các thông tin dữ liệu phục vụ quản lý các cơ sở lưu trú, các hãng lữ hành, hướng dẫn viên, điểm đến, các cơ sở dịch vụ du lịch; cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch. Xây dựng nền tảng kết nối hỗ trợ kinh doanh du lịch, dần hình thành sàn kinh doanh điện tử đối với các dịch vụ du lịch quốc gia.

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch

Theo dõi, tổng hợp, rà soát, đề xuất, kiến nghị việc triển khai các chính sách do Chính phủ, các bộ ban hành hỗ trợ du lịch. Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người lao động trong quá trình phục hồi và kích cầu du lịch. Hỗ trợ định hướng thị trường, định hướng sản phẩm cũng như hỗ trợ xúc tiến, quảng bá điểm đến.

Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch

Phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quan trọng cho phục hồi trong ngắn hạn; phục vụ phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Xây dựng kế hoạch, đầu tư, đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch. Đầu tư đào tạo, đào tạo lại lao động nghề phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, xúc tiến quảng bá du lịch…

Kết Luận

Trên đây là những thông tin về những biện pháp, chính sách của Chính phủ đưa ra nhằm để phát triển ngành du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid 19. Chúng tôi hi vọng các bạn đọc những thông tin trên và có những biện pháp riêng cho các bạn một cách thuận lợi nhất nhé. Xin cảm ơn!